Mắt con bạn tiếp tục lệch hướng hoặc lệch nhau thậm chí ngay sau 6 tháng tuổi? Trẻ hay nghiêng đầu hoặc nheo mắt khi nhìn vật? Nếu câu trả lời là có cho một trong hai câu hỏi, có thể bạn sẽ muốn đọc bài viết này.
Mắt trẻ sơ sinh có xu hướng chéo nhau trong những tháng đầu đời, và thường sẽ ngay lại trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nếu trẻ vẫn tiếp tục lệch hướng mắt sau 6 tháng tuổi, có thể mắt trẻ bị lé.
Mục lục
Bệnh lé mắt ở trẻ sơ sinh là gì?
Lé mắt ở trẻ sơ sinh là tình trạng khi mắt trẻ sơ sinh không thẳng trục hay lệch hướng trên một hay cả hai mắt. Sự lệch trục có thể vào trong, ra ngoài, lên trên hay xuống dưới. Tình trạng này có xu hướng xảy ra thường xuyên, tuy nhiên cha mẹ có thể chỉ phát hiện trong vài tình huống.
Lé mắt thường xuất hiện ngay khi sinh và tiếp tục kéo dài suốt tuổi trẻ. Chẩn đoán sớm nhất thường là khi trẻ được 1 năm tuổi trong khi nhiều trường hợp còn đưa ra chẩn đoán trễ hơn.
Nguyên nhân gây lé mắt ở trẻ sơ sinh là gì?
Cho đến nay, chưa có một nguyên nhân nào duy nhất gây ra lé ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy bệnh này có thể do di truyền. Một số phát hiện cũng cho thấy lé có thể phát triển để bù trừ cho những vấn đề gây ảnh hưởng thị giác khác như đục thủy tinh thể hay viễn thị.
Một số tình trạng có thể gây gia tăng nguy cơ lé mắt ở trẻ sơ sinh bao gồm:
1. Hội chứng Down
2. Chấn thương đầu
3. Chấn thương cơ
4. Tổn thương thần kinh
5. Trẻ sinh non
Dấu hiệu và triệu chứng của lé mắt ở trẻ sơ sinh
Phần lớn thời gian, trẻ sơ sinh có lé không phàn nàn về bất kì vấn đề nào của mắt. trong phần nhiều trường hợp, hoặc bạn hoặc giáo viên của trẻ sẽ là người phát hiện ra vấn đề này.
Một số triệu chứng bao gồm:
1. Song thị (nhìn thấy hai vật cùng lúc thay vì một)
2. Những vấn đề thị giác thông thường
3. Nheo mắt
4. Nghiêng đầu để nhìn rõ hơn
Điều trị lé mắt ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị lé ở trẻ sơ sinh
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho trẻ em bị lé mắt, tùy theo tình trạng đang tồn tại ở trẻ:
1. Che mắt
Trẻ em nhược thị (mắt lười), cũng như lé mắt, thường phải mang miếng che mắt trên mắt thẳng. Việc này buộc mắt bị ảnh hưởng tăng cường năng lượng để “nhìn”. Kĩ thuật này được nhận định rất có ích trong dài hạn, và có thể tăng thị lực của mắt yếu hơn và hồi phục sự thẳng trục. Trẻ sơ sinh thường mang những miếng che này trong 2-3 giờ mỗi ngày, trong khi trẻ sơ sinh với tình trạng lé mắt nghiêm trọng nên mang những miếng che này trong 6 giờ.
2. Nhỏ thuốc Atropine
Nếu như bạn không thể khiến trẻ mang miếng che, có thể cân nhắc việc dùng thuốc nhỏ mắt atropine thay thế. Thuốc này sẽ làm mờ tạm thời thị giác trên mắt thẳng, khiến mắt lé hoạt động mạnh hơn.
3. Phẫu thuật cơ mắt
Nếu miếng che mắt và thuốc nhỏ mắt không có tác dụng và đạt được sự thẳng trục, bạn cũng có thể xem xét phẫu thuật cơ mắt để loại bỏ vấn đề này. Phẫu thuật này giúp cơ lỏng hơn hoặc căng hơn, làm giảm tình trạng lệch hướng của mắt.
Dù phẫu thuật này thuộc dạng điều trị có xâm lấn, phẫu thuật lé mắt khá an toàn và hiệu quả, và không cần ở lại qua đêm.
Cảnh báo trong quản lý lé mắt ở trẻ sơ sinh
Cần lưu ý trẻ sẽ không tự hết lé khi lớn lên. Do đó việc chẩn đoán chính xác và điều trị tình trạng này rất quan trọng. Lé mắt ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện sau khi tập một số bài tập đơn giản phối hợp tay – mắt.
Cách tốt nhất biết về lựa chọn điều trị hiệu quả nhất cho con của bạn là đưa trẻ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa mắt lé.
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về lé mắt và một số điều trị đơn giản có thể hiệu quả trong điều trị. Hãy chia sẻ kinh nghiệm, vấn đề và bình luận của bạn ở bên dưới.
Tác giả Thành Nguyên
#lémắt #thigiachaimat
Trả lời